Biến nước tiểu thành nước uống trong vũ trụ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Biến nước tiểu thành nước uống trong vũ trụ
[color:ac55=rgb(51,51,51)]rước khi kết thúc sứ
mệnh cuối cùng, các nhà du hành trên tàu con thoi Atlantis tranh thủ làm
một thí nghiệm đặc biệt: biến nước tiểu thành nước có thể uống được.
Các phi hành gia tiến hành thử nghiệm xem một hệ thống lọc nước sẵn
có làm việc như thế nào trong môi trường vi trọng lực, với hy vọng những
nhà du hành vũ trụ có thể sử dụng công nghệ biến đổi nước giải thành
nước sạch trong các nhiệm vụ tương lai.
Công nghệ lọc này được gọi là hệ thống Forward Osmosis Bag (FOB, tạm
dịch là túi thẩm thấu chuyển tiếp). Nó có khả năng làm sạch không chỉ
nước tiểu mà cả mồ hôi và các loại chất lỏng không sạch khác.
Hệ thống FOB bao gồm một túi có kích thước của một bình chườm nước
nóng, với hai khoang rỗng được chia ra bởi một lớp màng bán thấm. Một
lượng nước đường được đưa vào trong khoang rỗng bên trong, trong khi
nước không sạch được dẫn vào khoang rỗng bên ngoài.
Nước sạch đi qua màng lọc vào khoang rỗng bên trong thông qua một quá
trình được gọi là thẩm thấu chuyển tiếp. Nước ở khoang này sau đó trở
nên có thể uống được.
FOB vận hành tốt trong môi trường trái đất. Một túi lọc đơn lẻ có thể
làm sạch khoảng 1,14 lít nước trong 4 tới 6 giờ, và có thể tái sử dụng
liên tục khoảng 40 lần để mang lại khoảng gần 40 lít nước có thể uống
được. Tuy nhiên, các nhà khoa học không rõ FOB sẽ hoạt động như thế nào
trong môi trường vi trọng lực, và cuộc thử nghiệm của các nhà du hành
Atlantis là bước thử đầu tiên.
Các phi hành gia tiến hành thử tổng cộng 6 túi lọc, nhưng không có ai
uống thử lượng nước có được sau khi làm sạch. Thay vì như vậy, họ đưa
các túi chứa nước đã làm sạch về trái đất.
Tuy nhiên, FOB không được kỳ vọng là nguồn cung cấp nước chính cho các phi hành gia, ít nhất là trong tương lai gần. "Nó có thể được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp", Howard Levine, nhà khoa học thuộc dự án FOB tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA, nói.
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hiện có một hệ thống tái chế nước tiểu để
các nhà du hành sử dụng. Tuy nhiên, hệ thống có trị giá tới 250 triệu
USD ngốn một lượng điện năng quá lớn, trong khi hệ thống FOB không tiêu
tốn nhiều như vậy.
mệnh cuối cùng, các nhà du hành trên tàu con thoi Atlantis tranh thủ làm
một thí nghiệm đặc biệt: biến nước tiểu thành nước có thể uống được.
Các phi hành gia tiến hành thử nghiệm xem một hệ thống lọc nước sẵn
có làm việc như thế nào trong môi trường vi trọng lực, với hy vọng những
nhà du hành vũ trụ có thể sử dụng công nghệ biến đổi nước giải thành
nước sạch trong các nhiệm vụ tương lai.
Công nghệ lọc này được gọi là hệ thống Forward Osmosis Bag (FOB, tạm
dịch là túi thẩm thấu chuyển tiếp). Nó có khả năng làm sạch không chỉ
nước tiểu mà cả mồ hôi và các loại chất lỏng không sạch khác.
[color:ac55=rgb(51,102,255)]
Các nhà khoa học của NASA giới thiệu hoạt động của hệ thống FOB. [color:ac55=rgb(51,102,255)]Ảnh: Wired
Các nhà khoa học của NASA giới thiệu hoạt động của hệ thống FOB. [color:ac55=rgb(51,102,255)]Ảnh: Wired
Hệ thống FOB bao gồm một túi có kích thước của một bình chườm nước
nóng, với hai khoang rỗng được chia ra bởi một lớp màng bán thấm. Một
lượng nước đường được đưa vào trong khoang rỗng bên trong, trong khi
nước không sạch được dẫn vào khoang rỗng bên ngoài.
Nước sạch đi qua màng lọc vào khoang rỗng bên trong thông qua một quá
trình được gọi là thẩm thấu chuyển tiếp. Nước ở khoang này sau đó trở
nên có thể uống được.
FOB vận hành tốt trong môi trường trái đất. Một túi lọc đơn lẻ có thể
làm sạch khoảng 1,14 lít nước trong 4 tới 6 giờ, và có thể tái sử dụng
liên tục khoảng 40 lần để mang lại khoảng gần 40 lít nước có thể uống
được. Tuy nhiên, các nhà khoa học không rõ FOB sẽ hoạt động như thế nào
trong môi trường vi trọng lực, và cuộc thử nghiệm của các nhà du hành
Atlantis là bước thử đầu tiên.
Các phi hành gia tiến hành thử tổng cộng 6 túi lọc, nhưng không có ai
uống thử lượng nước có được sau khi làm sạch. Thay vì như vậy, họ đưa
các túi chứa nước đã làm sạch về trái đất.
Tuy nhiên, FOB không được kỳ vọng là nguồn cung cấp nước chính cho các phi hành gia, ít nhất là trong tương lai gần. "Nó có thể được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp", Howard Levine, nhà khoa học thuộc dự án FOB tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA, nói.
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hiện có một hệ thống tái chế nước tiểu để
các nhà du hành sử dụng. Tuy nhiên, hệ thống có trị giá tới 250 triệu
USD ngốn một lượng điện năng quá lớn, trong khi hệ thống FOB không tiêu
tốn nhiều như vậy.
Theo VnExpress
hanhtinhxanh_ngoisao_odon- Moderator
- Tổng số bài gửi : 53
GBP : 165
Cảm ơn : 1
Ngày tham gia : 09/02/2011
Age : 25
Đến từ : thôn 3- Hoà Vinh- Đông Hoà- Phú yên
Similar topics
» Phát hiện ngôi sao bắn "đạn nước" trong vũ trụ
» Phát hiện nguồn nước khổng lồ trong vũ trụ
» Phát hiện nơi chứa nhiều nước nhất trong vũ trụ
» Tiểu hành tinh lớn bay qua Trái Đất vào mùa Thu
» Một tiểu hành tinh sắp vượt qua Trái Đất
» Phát hiện nguồn nước khổng lồ trong vũ trụ
» Phát hiện nơi chứa nhiều nước nhất trong vũ trụ
» Tiểu hành tinh lớn bay qua Trái Đất vào mùa Thu
» Một tiểu hành tinh sắp vượt qua Trái Đất
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết