Phát hiện ngôi sao bắn "đạn nước" trong vũ trụ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Phát hiện ngôi sao bắn "đạn nước" trong vũ trụ
Các nhà thiên văn học mới phát hiện một ngôi sao trẻ, giống mặt trời và nằm cách trái đất của chúng ta 750 năm ánh sáng, có các vòi bắn đạn nước với tốc độ cực nhanh ra khoảng không xung quanh. Phát hiện trên cho thấy, các tiền sao (protostar) có thể đang gieo mầm nước trong vũ trụ. Những phôi thai sao này bắn các vòi vật liệu từ cực bắc và cực nam của chúng trong quá trình phát triển nhờ bụi khí di chuyển xung quanh thành các đĩa khổng lồ. Một ngôi sao được sinh ra: Các xoáy bụi, khí rơi vào trong, khởi động các vòi bắn vật liệu ở các cực (được thể hiện bằng màu xanh trong hình minh hoạ này). Ảnh:NASA. Tạp chí National Geographic dẫn lời Lars Kristensen, một chuyên gia thiên văn học nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Leiden ở Hà Lan và là người đứng đầu cuộc nghiên cứu mới, cho hay: "Nếu chúng ta hình dung các vòi này như những cái ống khổng lồ và các giọt nước như viên đạn thì số lượng 'đạn nước' bắn ra phải gấp 100 triệu lần so với lưu lượng nước chảy qua sông Amazon mỗi giây. Chúng ta đang đề cập tới mức vận tốc lên tới 200.000 km/giờ, nhanh gấp khoảng 80 lần các viên đạn bắn ra từ một khẩu súng máy". Nằm trong chòm sao phía bắc Perseus, tiền sao mới được xác định không quá một trăm nghìn năm tuổi và vẫn còn bị bao bọc trong một đám mây lớn gồm bụi và khí đã sinh ra nó. Sử dụng kính viễn vọng không gian Herschel của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA), các nhà nghiên cứu đã có thể nhìn xuyên qua đám mây và phát hiện dấu hiệu ánh sáng về các nguyên tử hydro và oxy (kết hợp tạo thành nước) di chuyển trên và xung quanh ngôi sao. Sau khi truy tìm đường dẫn của những nguyên tử này, nhóm nghiên cứu kết luận: nước hình thành trên ngôi sao, nơi nhiệt độ vào khoảng vài ngàn độ C. Tuy nhiên, một khi các giọt nước thâm nhập vào các vòi bắn khí, mức nhiệt độ 100.000 độ C đã làm nước nổ tung trở lại dạng khí. Một khi khí nóng gặp vật liệu bao quanh mát hơn nhiều, ở khoảng cách xa gấp 5.000 lần từ mặt trời tới trái đất, chúng giảm tốc độ, tạo thành nơi khí bị lạnh đi nhanh chóng, cô đọng và biến đổi thành nước. Điều thực sự thú vị về phát hiện trên là, đây dường như là một giai đoạn ngôi sao phải trải qua, có thể giúp làm sáng tỏ các giai đoạn sớm nhất trong sự hình thành mặt trời của chúng ta cũng như vai trò của nước trong quá trình này. Giống như một hệ thống phun tưới trên bầu trời, ngôi sao mới phát hiện trên có thể đang làm phong phú thêm môi trường giữa các ngôi sao - các lớp khí mỏng trôi nổi trong khoảng trống giữa các ngôi sao. Và vì hydro và oxy trong nước là hai thành phần chính của các đĩa bụi hình thành sao nên các vòi phun tưới của tiền sao như vậy có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về sau của các ngôi sao. |
|
Theo Vietnamnet |
Manager.RASN- RASN
- Tổng số bài gửi : 192
GBP : 1857
Cảm ơn : 1
Ngày tham gia : 06/02/2011
Age : 27
Đến từ : Cat Ba
Similar topics
» Phát hiện nguồn nước khổng lồ trong vũ trụ
» Phát hiện nơi chứa nhiều nước nhất trong vũ trụ
» Phát hiện ra khối nước lớn và lâu đời nhất vũ trụ
» Phát hiện 96 chùm sao trong dải Ngân Hà
» Phát hiện "hành tinh cô đơn" giống sao Mộc trong Ngân hà
» Phát hiện nơi chứa nhiều nước nhất trong vũ trụ
» Phát hiện ra khối nước lớn và lâu đời nhất vũ trụ
» Phát hiện 96 chùm sao trong dải Ngân Hà
» Phát hiện "hành tinh cô đơn" giống sao Mộc trong Ngân hà
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết