Ngày tận thế
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Ngày tận thế
Từ năm 2009 đến 2015, Cơ quan vũ trụ châu Âu sẽ phóng Swarm, bộ ba vệ tinh với chức năng kiểm tra toàn diện từ trường Trái đất. Còn trước đó, các nhà khoa học tốt hơn hết là nên tìm hiểu xem tại sao cứ chín tiếng một lần, từ trường Trái đất lại bị nứt ra như hiện nay. Vết nứt lớn nhất, rộng khoảng 100.000 dặm, được gọi là dị thường từ Nam Đại Tây Dương, đã xuất hiện một cách lạ lùng ở vùng biển giữa Brazil và Nam Phi. Mối nguy hiểm là ở chỗ cái hố này, có thể là cái đầu tiên trong nhiều cái khác nữa, đã làm hở chiếc áo giáp của Trái đất ngăn bức xạ Mặt trời và bức xạ vũ trụ. Một loạt các vệ tinh đi ngang qua dị thường từ Nam Đại Tây Dương đã bị phá hủy khi bức xạ Mặt trời thâm nhập xuyên qua từ trường đã suy yếu, trong đó có vệ tinh của Đan Mạch, một vệ tinh được thiết kế để đo từ trường Trái đất.
“Nhân loại càng tiến bộ thì càng dễ bị ảnh hưởng bởi những nhân tố từ bên ngoài không gian”, Kotze đã đưa ra kết luận trong buổi phỏng vấn. Kotze lo lắng nhất về hệ thống điện lưới của thế giới. Chúng rất dễ bị bức xạ Mặt trời tấn công, nhất là những đợt bức xạ hiện nay thường xuyên thâm nhập qua dị thường từ Nam Đại Tây Dương. Mất điện thì ở đâu và khi nào cũng gây khó chịu, phiền toái và ở những quốc gia như Nam Phi, nơi tỉ lệ tội phạm quá cao, thì mất điện còn là một mối đe dọa với trật tự xã hội nữa.
Dị thường từ Nam Đại Tây Dương ở ngay gần cái hố khét tiếng ở tầng bình lưu trên Nam cực, chỉ cách vài độ về phía bắc. Rất có thể hai cái hố này có mối liên hệ với nhau. Sự suy yếu của từ trường Trái đất, thực tế, có thể khiến tầng ozone suy yếu theo. Kotze giải thích rằng khi bức xạ proton từ Mặt trời xâm nhập vào từ trường Trái đất, nó sẽ tác động đến cấu trúc hóa học của khí quyển: nhiệt độ tăng cao bất thường và mức độ ozone ở tầng bình lưu sẽ giảm xuống.
Ở đây, cần nói lại một chút về lịch sử những tranh luận về tầng ozone. Vào giữa thập niên 1970 của thế kỷ trước, James Lovelock, một nhà hóa học khí quyển độc lập người Anh, đã đem theo phát minh được trao giải của mình, chiếc máy dò hút electron, từ Anh sang Nam Cực và quay trở lại để phân tích không khí dọc đường đi. Đây là một chiếc hộp phóng xạ ion hóa có kích cỡ bằng bàn tay, có khả năng phát hiện các loại khí ion hóa ở cấp độ phần nghìn tỷ. Ở mọi nơi ông đến, ngay cả hàng nghìn dặm xa ngoài đại dương, ông vẫn thấy dấu hiệu của khí CFC – loại khí hoàn toàn do con người tạo ra. Rõ ràng, khí CFC không bao giờ bị phân hủy. Lovelock đã công bố kết quả nghiên cứu của mình trên tờ Tự nhiên (Nature).
Cùng trong năm đó, Ralph Cicerone và đồng nghiệp Richard Stolarski thuộc Viện nghiên cứu khí quyển quốc gia - NCAR (National Center for Atmospheric Research) ở Boulder, Colorado, đã hướng sự chú ý của giới khoa học toàn thế giới đến việc khí clo có thể đẩy nhanh quá trình hủy hoại tầng ozone, chỉ cho thế giới thấy cách một ion clo trượt vào và trượt ra khỏi hàng trăm ngàn các phân tử ozone bất ổn, chần chừ ở đó đủ lâu để xé tan kết nối của những phân tử đó. Vào năm 1974, F. Sherwood (Sherry) Rowland và Mario Molina thuộc Trường Đại học California, Irvine đã chứng tỏ rằng các khí CFC, đóng vai trò dẫn clo vào tầng bình lưu, là một mối hiểm họa đối với tầng ozone bình lưu. Rowland và Molina đã phác họa chuỗi phản ứng phức tạp của cơ chế phá hủy của khí CFC. Với thành tựu chung hợp tác với nhà nghiên cứu Paul Crutzer thuộc Viện Planck Max của Đức, họ đã vinh dự được nhận giải thưởng Nobel về Hóa học năm 1995.
Tầng ozone bị phá hủy khiến các tia cực tím của Mặt trời (tia UV) dễ thâm nhập qua khí quyển hơn. Ở đây, cần lưu ý rằng lượng bức xạ UV đến bề mặt Trái đất tăng lên hoàn toàn là do khả năng bảo vệ của Trái đất bị suy yếu và sự suy yếu này hoàn hoàn do các loại khí mà con người tạo ra. Con người rùng mình khi nghĩ đến những ảnh hưởng của tia UV từ Mặt trời đổ xuống Trái đất qua chiếc khiên từ trường bị rạn nứt, nhất là khi chúng ta đang chuẩn bị bước vào thời kỳ hỗn loạn chưa từng thấy trong thời kỳ đỉnh của hoạt động Mặt trời, dự đoán sẽ xảy ra vào năm 2012.
“Nhân loại càng tiến bộ thì càng dễ bị ảnh hưởng bởi những nhân tố từ bên ngoài không gian”, Kotze đã đưa ra kết luận trong buổi phỏng vấn. Kotze lo lắng nhất về hệ thống điện lưới của thế giới. Chúng rất dễ bị bức xạ Mặt trời tấn công, nhất là những đợt bức xạ hiện nay thường xuyên thâm nhập qua dị thường từ Nam Đại Tây Dương. Mất điện thì ở đâu và khi nào cũng gây khó chịu, phiền toái và ở những quốc gia như Nam Phi, nơi tỉ lệ tội phạm quá cao, thì mất điện còn là một mối đe dọa với trật tự xã hội nữa.
Dị thường từ Nam Đại Tây Dương ở ngay gần cái hố khét tiếng ở tầng bình lưu trên Nam cực, chỉ cách vài độ về phía bắc. Rất có thể hai cái hố này có mối liên hệ với nhau. Sự suy yếu của từ trường Trái đất, thực tế, có thể khiến tầng ozone suy yếu theo. Kotze giải thích rằng khi bức xạ proton từ Mặt trời xâm nhập vào từ trường Trái đất, nó sẽ tác động đến cấu trúc hóa học của khí quyển: nhiệt độ tăng cao bất thường và mức độ ozone ở tầng bình lưu sẽ giảm xuống.
Ở đây, cần nói lại một chút về lịch sử những tranh luận về tầng ozone. Vào giữa thập niên 1970 của thế kỷ trước, James Lovelock, một nhà hóa học khí quyển độc lập người Anh, đã đem theo phát minh được trao giải của mình, chiếc máy dò hút electron, từ Anh sang Nam Cực và quay trở lại để phân tích không khí dọc đường đi. Đây là một chiếc hộp phóng xạ ion hóa có kích cỡ bằng bàn tay, có khả năng phát hiện các loại khí ion hóa ở cấp độ phần nghìn tỷ. Ở mọi nơi ông đến, ngay cả hàng nghìn dặm xa ngoài đại dương, ông vẫn thấy dấu hiệu của khí CFC – loại khí hoàn toàn do con người tạo ra. Rõ ràng, khí CFC không bao giờ bị phân hủy. Lovelock đã công bố kết quả nghiên cứu của mình trên tờ Tự nhiên (Nature).
Cùng trong năm đó, Ralph Cicerone và đồng nghiệp Richard Stolarski thuộc Viện nghiên cứu khí quyển quốc gia - NCAR (National Center for Atmospheric Research) ở Boulder, Colorado, đã hướng sự chú ý của giới khoa học toàn thế giới đến việc khí clo có thể đẩy nhanh quá trình hủy hoại tầng ozone, chỉ cho thế giới thấy cách một ion clo trượt vào và trượt ra khỏi hàng trăm ngàn các phân tử ozone bất ổn, chần chừ ở đó đủ lâu để xé tan kết nối của những phân tử đó. Vào năm 1974, F. Sherwood (Sherry) Rowland và Mario Molina thuộc Trường Đại học California, Irvine đã chứng tỏ rằng các khí CFC, đóng vai trò dẫn clo vào tầng bình lưu, là một mối hiểm họa đối với tầng ozone bình lưu. Rowland và Molina đã phác họa chuỗi phản ứng phức tạp của cơ chế phá hủy của khí CFC. Với thành tựu chung hợp tác với nhà nghiên cứu Paul Crutzer thuộc Viện Planck Max của Đức, họ đã vinh dự được nhận giải thưởng Nobel về Hóa học năm 1995.
Tầng ozone bị phá hủy khiến các tia cực tím của Mặt trời (tia UV) dễ thâm nhập qua khí quyển hơn. Ở đây, cần lưu ý rằng lượng bức xạ UV đến bề mặt Trái đất tăng lên hoàn toàn là do khả năng bảo vệ của Trái đất bị suy yếu và sự suy yếu này hoàn hoàn do các loại khí mà con người tạo ra. Con người rùng mình khi nghĩ đến những ảnh hưởng của tia UV từ Mặt trời đổ xuống Trái đất qua chiếc khiên từ trường bị rạn nứt, nhất là khi chúng ta đang chuẩn bị bước vào thời kỳ hỗn loạn chưa từng thấy trong thời kỳ đỉnh của hoạt động Mặt trời, dự đoán sẽ xảy ra vào năm 2012.
(trích cuốn sách "Ngày tận thế")
Manager.RASN- RASN
- Tổng số bài gửi : 192
GBP : 1857
Cảm ơn : 1
Ngày tham gia : 06/02/2011
Age : 27
Đến từ : Cat Ba
Re: Ngày tận thế
rất tốt, rất tuyệt zời.................
hanhtinhxanh_ngoisao_odon- Moderator
- Tổng số bài gửi : 53
GBP : 165
Cảm ơn : 1
Ngày tham gia : 09/02/2011
Age : 25
Đến từ : thôn 3- Hoà Vinh- Đông Hoà- Phú yên
Similar topics
» Thiên thạch gây ra vụ nổ bí ẩn ở Mỹ ngày 10/5
» Việt Nam có mưa sao băng vào đêm từ 3 giờ đến 4 giờ sáng ngày 6/5.
» Đón xem hình ảnh kỳ thú '4 hành tinh hội tụ' ngày 12/5
» Siêu mặt trăng sẽ xuât hiện ngày 19/3
» Đền thiêng Nhật từng có sấm truyền ngày tận thế?
» Việt Nam có mưa sao băng vào đêm từ 3 giờ đến 4 giờ sáng ngày 6/5.
» Đón xem hình ảnh kỳ thú '4 hành tinh hội tụ' ngày 12/5
» Siêu mặt trăng sẽ xuât hiện ngày 19/3
» Đền thiêng Nhật từng có sấm truyền ngày tận thế?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết