Những vụ mất tích lạ lùng nhất thế kỷ 20
Diễn đàn Thiên Văn Học Do Nhóm ETBS Thành Lập :: Tài liệu tham khảo :: Tin tức toàn cầu :: Tin nước ngoài
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Những vụ mất tích lạ lùng nhất thế kỷ 20
Thuyền trưởng và một
hành khách trên con tàu Titanic được tìm thấy sau khi con tàu đã chìm
vào đáy biển hơn 70 năm. Những người lính Mỹ tưởng đã mất tích trong Thế
chiến II giờ lại được tìm thấy sau 46 năm mất tích.
Tất cả họ đều
không hề già đi và đều khẳng định là mọi chuyện vừa mới xảy ra. Những
điều không thể tin nổi đó được các nhà khoa học gọi là “hiện tượng mất
tích – tái hiện xuyên thời gian”.
Hành khách Titanic trở về sau… 78 năm mất tích
Một hiện tượng
làm cho mọi người hết sức kinh ngạc là sự trở về của thuyền trưởng tàu
Titanic – ông Smith, mà theo các tài liệu ghi lại được thì ông ta đã
chìm cùng với Titanic vào năm 1912. Ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa
học hải dương trong khi khảo sát tại khu vực phía Tây Nam cách núi băng
Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km, đã phát hiện và cứu sống một người đàn
ông 60 tuổi.
Không ai có thể
nghĩ rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Jonh Smith của con tàu
Titanic. Khi được cứu quần áo ông vẫn còn sạch sẽ, những nếp gấp quần áo
do bàn ủi vẫn còn nguyên và ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày
15/9/1912. Cho dù đến lúc được tìm thấy ông đã 130 tuổi nhưng xem ra ông
mới khoảng 60 tuổi. Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện Tâm thần
Oslo (Na Uy) để chữa trị.
Nhà tâm lý học
Jale Halant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith hoàn
toàn bình thường. Ngày 18/9/1991, trong một đoạn tin vắn, Halant khẳng
định, người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì việc đối chiếu
vân tay cũng đã cho thấy điều đó.
Trước đó vào
ngày 24/9/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển Bắc Đại Tây
Dương. Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách
núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu
cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ
20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập.
Khi được cứu cô
ta nói: “Tôi tên là Winnie Coutts, 29 tuổi, hành khách trên con tàu
Titanic. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh dạt tôi lên núi băng này,
thật may mắn là các ngài đã kịp cứu giúp”. Khi nghe Winnie Coutts nói
vậy, tất cả mọi người đều nghĩ rằng cô bị sốt cao và hoảng loạn nên nói
nhảm. Nhưng Winnie Coutts luôn nghĩ rằng đây vẫn là năm 1912 và liên tục
hỏi thăm những người khác. Cô nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để
điều trị.
Sau khi thẩm
tra, đối chiếu với bản danh sách hành khách trên tàu Titanic, người ta
nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với những gì Kate nói. Vậy là nảy
sinh một vấn đề khó tin đến kinh người: Chẳng lẽ từ năm 1912 đến nay,
trải qua gần 80 năm mà Winnie Coutts và thuyền trưởng Smith không hề già
đi chút nào? Theo đó một số cơ quan hải dương Âu – Mỹ cho rằng thuyền
trưởng Smith và Winnie Coutts đã bị rơi vào “hiện tượng mất tích – tái
hiện xuyên thời gian”.
Một khoảnh khắc dài bằng hàng thập kỷ
Theo hồ sơ của
Hải quân Mỹ, trong chiến dịch Thái Bình Dương thời kỳ Thế chiến II,
chiến hạm Indiana Bolis của Mỹ bị tàu ngầm của Nhật đánh chìm. Khi đó
Hải quân Mỹ đã nhận được tín hiệu cấp cứu của 25 binh lính và sĩ quan
rời khỏi chiến hạm bằng thuyền cứu hộ. Nhưng sau nhiều lần tìm kiếm, vẫn
không thể tìm thấy 25 quân nhân kia. Cuối cùng, quân đội Mỹ đành phải
tuyên bố họ đã mất tích.
Nhưng vào một
ngày tháng 7/1991, một đội thuyền đánh cá của Philippines trên hải phận
Sibis, phía nam quần đảo Philippines, đột nhiên phát hiện một chiếc
thuyền cứu hộ, trên thuyền có 25 binh lính đang trong tâm trạng hoảng
loạn, mặc dù cơ thể vẫn còn cường tráng. Phát hiện này làm quân đội Mỹ
vô cùng kinh ngạc.
Điều khó hiểu
hơn cả là chiến hạm Indiana Bolis bị đánh chìm từ năm 1945, và mãi tới
1991 người ta mới thấy họ, nhưng họ không hề thay đổi so với trước kia,
thậm chí cả râu và tóc… cũng không dài thêm chút nào. 25 người một mực
khẳng định họ chỉ lênh đênh trên biển một ngày đêm. 46 năm tương đương
với một ngày, điều gì đã xảy ra? Nhà thiên văn học, tiến sĩ Semesijians
cho rằng, có khả năng họ đã bị rơi vào “lỗ hổng của thời gian”, mấy chục
năm sau mới xuất hiện trở lại và hoàn toàn không biết mình đang ở thời
điểm nào.
Năm 1954, trong
một cuộc thi biểu diễn khinh khí cầu, chiếc khí cầu của Hary Rogen và
Derick Noidon đột nhiên mất tích. Sau nhiều năm tìm kiếm họ vẫn không
tìm thấy xác chiếc khinh khí cầu bị rơi. Kỳ lạ là năm 1990, trong một
cuộc thi khinh khí cầu khác tại Cuba, chiếc khinh khí cầu mất tích 36
năm về trước đột nhiên xuất hiện tại nơi mà nó đã mất tích năm 1954
trước hàng nghìn con mắt kinh ngạc của khán giả.
Khi đó người
Cuba cho rằng đây là vũ khí bí mật của Mỹ nên đã cho máy bay bắn hạ khí
cầu, còn Rogen và Derick thì bị đưa đến một căn cứ quân sự. Tại đây, họ
khai rằng trong cuộc thi khinh khí cầu năm 1954 tại Bodorigo Saint Juan,
họ đột nhiên bị kích thích vào vùng não, toàn thân đau buốt như có một
luồng điện chạy qua người. Tất cả mọi thứ xung quanh từ bầu trời cho đến
mặt biển đều biến thành một màu đỏ. Việc tiếp theo mà họ cảm nhận được
là bị một chiếc máy bay chiến đấu tấn công. Họ không hề biết chỉ trong
khoảng khắc màu đỏ ấy mà thời gian đã trôi qua 36 năm.
Quan điểm của các chuyên gia
Một số nhà khoa
học cho rằng lỗ hổng thời gian thực chất là thế giới phản vật chất đang
tồn tại trong vũ trụ. Họ dựa vào công thức tổng năng lượng vật chất của
Einstein, theo đó tổng năng lượng vật chất có hai giá trị là chính và
phụ. Vậy khi giá trị phụ xuất hiện, chúng ta cần phải làm thế nào? Nhận
thức nó ra sao? Một số học giả đưa nó vào mối liên hệ với thế giới phản
vật chất. Hiện nay, chúng ta mới hiểu biết chưa đầy một nửa vũ trụ chúng
ta đang sống, là phạm vi thế giới vật chất, còn nửa kia là một hệ thống
tạo thành từ phản vật chất.
Hai bộ phận này
tiếp cận với nhau dưới tác động qua lại của lực hấp dẫn. Khi tiếp cận
đến một mức độ nhất định, tác dụng “đổ vỡ” do thế giới vật chất và phản
vật chất sinh ra sẽ tạo ra một nguồn năng lượng vô cùng lớn, tạo thành
một áp lực tách đôi hai hệ thống. Theo đó, có thể thấy rằng mất tích
chính là hiện tượng phát sinh khi hai hệ thống vật chất và phản vật chất
tiếp cận ở mức độ cao nhất, sinh ra năng lượng tạo nên áp lực phân
tách. Khi hiện tượng “đổ vỡ” kết thúc, trường lực hấp dẫn trở lại trạng
thái ban đầu, hiện tượng tái hiện xảy ra.
Trong cuộc
tranh cãi giữa các nhà khoa học, nhiều giả thuyết khác cũng được đưa ra.
Một trong số đó là thuyết “thời gian đứng lại”. Thế giới vật chất sau
khi tiến vào lỗ hổng thời gian đồng nghĩa với việc mất tích, và từ đó đi
ra cũng có nghĩa là được tái hiện lại. Giả thuyết thứ hai được đưa ra
là thuyết “thời gian ngược”. Cho rằng thời gian trong lỗ hổng thời gian
là quay ngược so với bình thường.
Và giả thuyết
thứ ba “đóng cửa thời gian”. Là lỗ hổng thời gian là hiện tượng tồn tại
khách quan trong thế giới vật chất, không nhìn thấy và cũng không thể sờ
thấy. Đối với thế giới vật chất mà con người đang tồn tại, nó vừa đóng
lại vừa mở. Thỉnh thoảng khi nó mở ra một lần, sẽ có hiện tượng mất
tích; mở thêm một lần nữa, người mất tích tái hiện.
Hiện nay vấn đề
“lỗ hổng thời gian” vẫn còn nhiều ý kiến và tranh luận trái ngược nhau
và chưa có một học thuyết nào đủ sức thuyết phục vì chưa đưa ra được
những bằng chứng xác thực. Hiện tượng “mất tích rồi tái hiện” vẫn còn là
một bí ẩn đang chờ đợi chúng ta khám phá.
theo zing
hành khách trên con tàu Titanic được tìm thấy sau khi con tàu đã chìm
vào đáy biển hơn 70 năm. Những người lính Mỹ tưởng đã mất tích trong Thế
chiến II giờ lại được tìm thấy sau 46 năm mất tích.
Tất cả họ đều
không hề già đi và đều khẳng định là mọi chuyện vừa mới xảy ra. Những
điều không thể tin nổi đó được các nhà khoa học gọi là “hiện tượng mất
tích – tái hiện xuyên thời gian”.
Hành khách Titanic trở về sau… 78 năm mất tích
Một hiện tượng
làm cho mọi người hết sức kinh ngạc là sự trở về của thuyền trưởng tàu
Titanic – ông Smith, mà theo các tài liệu ghi lại được thì ông ta đã
chìm cùng với Titanic vào năm 1912. Ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa
học hải dương trong khi khảo sát tại khu vực phía Tây Nam cách núi băng
Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km, đã phát hiện và cứu sống một người đàn
ông 60 tuổi.
Không ai có thể
nghĩ rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Jonh Smith của con tàu
Titanic. Khi được cứu quần áo ông vẫn còn sạch sẽ, những nếp gấp quần áo
do bàn ủi vẫn còn nguyên và ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày
15/9/1912. Cho dù đến lúc được tìm thấy ông đã 130 tuổi nhưng xem ra ông
mới khoảng 60 tuổi. Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện Tâm thần
Oslo (Na Uy) để chữa trị.
Nhà tâm lý học
Jale Halant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith hoàn
toàn bình thường. Ngày 18/9/1991, trong một đoạn tin vắn, Halant khẳng
định, người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì việc đối chiếu
vân tay cũng đã cho thấy điều đó.
Trước đó vào
ngày 24/9/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển Bắc Đại Tây
Dương. Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách
núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu
cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ
20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập.
Khi được cứu cô
ta nói: “Tôi tên là Winnie Coutts, 29 tuổi, hành khách trên con tàu
Titanic. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh dạt tôi lên núi băng này,
thật may mắn là các ngài đã kịp cứu giúp”. Khi nghe Winnie Coutts nói
vậy, tất cả mọi người đều nghĩ rằng cô bị sốt cao và hoảng loạn nên nói
nhảm. Nhưng Winnie Coutts luôn nghĩ rằng đây vẫn là năm 1912 và liên tục
hỏi thăm những người khác. Cô nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để
điều trị.
Sau khi thẩm
tra, đối chiếu với bản danh sách hành khách trên tàu Titanic, người ta
nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với những gì Kate nói. Vậy là nảy
sinh một vấn đề khó tin đến kinh người: Chẳng lẽ từ năm 1912 đến nay,
trải qua gần 80 năm mà Winnie Coutts và thuyền trưởng Smith không hề già
đi chút nào? Theo đó một số cơ quan hải dương Âu – Mỹ cho rằng thuyền
trưởng Smith và Winnie Coutts đã bị rơi vào “hiện tượng mất tích – tái
hiện xuyên thời gian”.
Một khoảnh khắc dài bằng hàng thập kỷ
Theo hồ sơ của
Hải quân Mỹ, trong chiến dịch Thái Bình Dương thời kỳ Thế chiến II,
chiến hạm Indiana Bolis của Mỹ bị tàu ngầm của Nhật đánh chìm. Khi đó
Hải quân Mỹ đã nhận được tín hiệu cấp cứu của 25 binh lính và sĩ quan
rời khỏi chiến hạm bằng thuyền cứu hộ. Nhưng sau nhiều lần tìm kiếm, vẫn
không thể tìm thấy 25 quân nhân kia. Cuối cùng, quân đội Mỹ đành phải
tuyên bố họ đã mất tích.
Nhưng vào một
ngày tháng 7/1991, một đội thuyền đánh cá của Philippines trên hải phận
Sibis, phía nam quần đảo Philippines, đột nhiên phát hiện một chiếc
thuyền cứu hộ, trên thuyền có 25 binh lính đang trong tâm trạng hoảng
loạn, mặc dù cơ thể vẫn còn cường tráng. Phát hiện này làm quân đội Mỹ
vô cùng kinh ngạc.
Điều khó hiểu
hơn cả là chiến hạm Indiana Bolis bị đánh chìm từ năm 1945, và mãi tới
1991 người ta mới thấy họ, nhưng họ không hề thay đổi so với trước kia,
thậm chí cả râu và tóc… cũng không dài thêm chút nào. 25 người một mực
khẳng định họ chỉ lênh đênh trên biển một ngày đêm. 46 năm tương đương
với một ngày, điều gì đã xảy ra? Nhà thiên văn học, tiến sĩ Semesijians
cho rằng, có khả năng họ đã bị rơi vào “lỗ hổng của thời gian”, mấy chục
năm sau mới xuất hiện trở lại và hoàn toàn không biết mình đang ở thời
điểm nào.
Năm 1954, trong
một cuộc thi biểu diễn khinh khí cầu, chiếc khí cầu của Hary Rogen và
Derick Noidon đột nhiên mất tích. Sau nhiều năm tìm kiếm họ vẫn không
tìm thấy xác chiếc khinh khí cầu bị rơi. Kỳ lạ là năm 1990, trong một
cuộc thi khinh khí cầu khác tại Cuba, chiếc khinh khí cầu mất tích 36
năm về trước đột nhiên xuất hiện tại nơi mà nó đã mất tích năm 1954
trước hàng nghìn con mắt kinh ngạc của khán giả.
Khi đó người
Cuba cho rằng đây là vũ khí bí mật của Mỹ nên đã cho máy bay bắn hạ khí
cầu, còn Rogen và Derick thì bị đưa đến một căn cứ quân sự. Tại đây, họ
khai rằng trong cuộc thi khinh khí cầu năm 1954 tại Bodorigo Saint Juan,
họ đột nhiên bị kích thích vào vùng não, toàn thân đau buốt như có một
luồng điện chạy qua người. Tất cả mọi thứ xung quanh từ bầu trời cho đến
mặt biển đều biến thành một màu đỏ. Việc tiếp theo mà họ cảm nhận được
là bị một chiếc máy bay chiến đấu tấn công. Họ không hề biết chỉ trong
khoảng khắc màu đỏ ấy mà thời gian đã trôi qua 36 năm.
Quan điểm của các chuyên gia
Một số nhà khoa
học cho rằng lỗ hổng thời gian thực chất là thế giới phản vật chất đang
tồn tại trong vũ trụ. Họ dựa vào công thức tổng năng lượng vật chất của
Einstein, theo đó tổng năng lượng vật chất có hai giá trị là chính và
phụ. Vậy khi giá trị phụ xuất hiện, chúng ta cần phải làm thế nào? Nhận
thức nó ra sao? Một số học giả đưa nó vào mối liên hệ với thế giới phản
vật chất. Hiện nay, chúng ta mới hiểu biết chưa đầy một nửa vũ trụ chúng
ta đang sống, là phạm vi thế giới vật chất, còn nửa kia là một hệ thống
tạo thành từ phản vật chất.
Hai bộ phận này
tiếp cận với nhau dưới tác động qua lại của lực hấp dẫn. Khi tiếp cận
đến một mức độ nhất định, tác dụng “đổ vỡ” do thế giới vật chất và phản
vật chất sinh ra sẽ tạo ra một nguồn năng lượng vô cùng lớn, tạo thành
một áp lực tách đôi hai hệ thống. Theo đó, có thể thấy rằng mất tích
chính là hiện tượng phát sinh khi hai hệ thống vật chất và phản vật chất
tiếp cận ở mức độ cao nhất, sinh ra năng lượng tạo nên áp lực phân
tách. Khi hiện tượng “đổ vỡ” kết thúc, trường lực hấp dẫn trở lại trạng
thái ban đầu, hiện tượng tái hiện xảy ra.
Trong cuộc
tranh cãi giữa các nhà khoa học, nhiều giả thuyết khác cũng được đưa ra.
Một trong số đó là thuyết “thời gian đứng lại”. Thế giới vật chất sau
khi tiến vào lỗ hổng thời gian đồng nghĩa với việc mất tích, và từ đó đi
ra cũng có nghĩa là được tái hiện lại. Giả thuyết thứ hai được đưa ra
là thuyết “thời gian ngược”. Cho rằng thời gian trong lỗ hổng thời gian
là quay ngược so với bình thường.
Và giả thuyết
thứ ba “đóng cửa thời gian”. Là lỗ hổng thời gian là hiện tượng tồn tại
khách quan trong thế giới vật chất, không nhìn thấy và cũng không thể sờ
thấy. Đối với thế giới vật chất mà con người đang tồn tại, nó vừa đóng
lại vừa mở. Thỉnh thoảng khi nó mở ra một lần, sẽ có hiện tượng mất
tích; mở thêm một lần nữa, người mất tích tái hiện.
Hiện nay vấn đề
“lỗ hổng thời gian” vẫn còn nhiều ý kiến và tranh luận trái ngược nhau
và chưa có một học thuyết nào đủ sức thuyết phục vì chưa đưa ra được
những bằng chứng xác thực. Hiện tượng “mất tích rồi tái hiện” vẫn còn là
một bí ẩn đang chờ đợi chúng ta khám phá.
theo zing
hanhtinhxanh_ngoisao_odon- Moderator
- Tổng số bài gửi : 53
GBP : 165
Cảm ơn : 1
Ngày tham gia : 09/02/2011
Age : 25
Đến từ : thôn 3- Hoà Vinh- Đông Hoà- Phú yên
Similar topics
» Những sự cố UFO kỳ bí nhất
» Những hình ảnh mới nhất về lỗ đen vũ trụ
» Những cỗ máy khoa học khổng lồ nhất
» Vệ tinh quân sự của Nga mất tích bí ẩn
» "Nhật kí" tàu vũ trụ của NASA qua ảnh
» Những hình ảnh mới nhất về lỗ đen vũ trụ
» Những cỗ máy khoa học khổng lồ nhất
» Vệ tinh quân sự của Nga mất tích bí ẩn
» "Nhật kí" tàu vũ trụ của NASA qua ảnh
Diễn đàn Thiên Văn Học Do Nhóm ETBS Thành Lập :: Tài liệu tham khảo :: Tin tức toàn cầu :: Tin nước ngoài
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết