Diễn đàn Thiên Văn Học Do Nhóm ETBS Thành Lập
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Xem lỗ đen nuốt chửng một vì sao

Go down

Xem lỗ đen nuốt chửng một vì sao Empty Xem lỗ đen nuốt chửng một vì sao

Bài gửi by hanhtinhxanh_ngoisao_odon Sun Jun 26, 2011 8:57 am

[color:e8f7=rgb(51,51,51)]Lần đầu tiên các nhà
thiên văn học Mỹ chứng kiến trong khoảng không gian vũ trụ một hiện
tượng xảy ra khi một ngôi sao sơ xuất tiến đến gần lỗ den khổng lồ và bị
trọng trường của lỗ đen làm vỡ ra từng mảnh, tạo thành một vụ bùng phát
các bức xạ mãnh liệt.


Theo đánh giá của các nhà khoa học, sự kiện như vậy chỉ 100 triệu năm mới xảy ra một lần.

Nó được ghi lại trên kính thiên văn gamma “Swift
bay trên quỹ đạo vào tháng 3 năm nay, dưới sự quan sát của nhóm nghiên
cứu do giáo sư Joshua Bloom, trường Đại học California tại Berkeley đứng
đầu và vừa được công bố trên Tạp chí Science.

Xem lỗ đen nuốt chửng một vì sao Xem-lo-den-nuot-chung-mot-vi-sao-_Tin180.com_001
Hình ảnh mô phỏng cảnh ngôi sao bị lỗ đen "nuốt chửng". (Ảnh: NationalGeographic)


Sự bùng phát chói loà của bức xạ gammma do kính thiên
văn Swift ghi lại được ghi lại bằng chỉ số Sw 1644+57, xảy ra tại chòm
sao Dragon ngày 28/3/2011. Lúc đầu, các nhà khoa học cho rằng nó cũng
chỉ giống như những sự bùng phát tia gamma khác, thường mỗi ngày quan
sát thấy một lần, và là sự biến mất đột ngột của những ngôi sao lớn
trong lỗ đen.

Thế nhưng ngày 31/3, trong một bức thư điện tử gửi đến
các đồng nghiệp, giáo sư Bloom kể lại rằng sự bùng phát này mạnh hơn hẳn
những sự bùng phát thường thấy, và nói chung, không phải là vụ bùng
phát gamma, mà là những luồng plasma có năng lượng rất cao, do một vì
sao có khối lượng tương đương Mặt trời phát ra trong một khoảnh khắc mà
lực hút của lỗ đen lớn hơn hàng triệu lần.

Sau khi phân tích thận trọng những số liệu do kính thiên
văn Swift ghi lại, cũng như tham khảo những quan sát khác của các kính
thiên văn “Hubbble” và “Chandra” đang bay trong vũ trụ ghi nhận, người ta đã khẳng định những giả thuyết ban đầu của giáo sư Bloom là đúng.

Bài báo trên Tạp chí Science viết: "Ngôi sao đi quá gần một lỗ đen khổng lồ, bị lực trọng trường của nó phá vỡ, sinh ra một vụ bùng phát lớn.
Sự bùng phát này có năng lượng rất cao, được ký hiệu là Sw 1644+57 cho
thấy rằng nó có những đặc tính mà chưa một vụ bùng phát trước đây có
được. Các quan sát chứng minh rằng đó là một vì sao bị nuốt vào một lỗ
đen có khối lượng bằng từ 100.000 đến 1 triệu lần khối lượng Mặt trời
”.

Các nhà nghiên cứu còn cho biết lỗ đen ấy nằm ở trung
tâm của Thiên hà, cách Trái đất khoảng 4 tỷ năm ánh sáng. Theo tính toán
của họ, ngôi sao bị “chết” này tạo ra một chiếc đĩa tăng tích
(accredition disc) xung quanh lỗ đen, chuyển năng lượng thành bức xạ
rơnghen. Ngoài ra, bức xạ gamma cũng phát ra những dòng plasma, lan toả
ra từ các cực của lỗ đen với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng.


Rian
(theo khoahoc)
hanhtinhxanh_ngoisao_odon
hanhtinhxanh_ngoisao_odon
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 53
GBP : 165
Cảm ơn : 1
Ngày tham gia : 09/02/2011
Age : 25
Đến từ : thôn 3- Hoà Vinh- Đông Hoà- Phú yên

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết